Dạy bé biết cách chia sẻ đồ chơi với bạn cùng chơi
02:16:00
Giúp bé vui chơi và học cách chia sẻ đồ chơi trẻ em với bạn nhằm hình thành cho bé thói quen biết quan tâm, chia sẻ sau này.
Biết cách chia sẻ là một tính cách tốt của mỗi người, nó sẽ giúp mọi người cùng tương hỗ lẫn nhau. Tuy nhiên, trẻ con thường rất ích kỷ, chúng muốn tất cả là của chúng, nhưng lại không muốn dành phần bé nhỏ chia sẻ cho mọi người. Trong khi đó, trẻ chơi với các bạn rất cần thiết phải chia sẻ đồ chơi đề cùng chơi với nhau và cùng nhau chơi, cùng nhau học hỏi. Vì thế, bố mẹ hãy giúp bé biết cách chia sẻ ngay từ thủa nhỏ để sau này bé sẽ vẫn mãi duy trì được, tốt cho cuộc sống sau này.
Hãy tận dụng thời gian và không gian vui chơi để biến bé thành những cô cậu không chỉ đơn độc chơi một mình mà sẽ biết chia sẻ các món đồ chơi trẻ em mà bé thích cho mọi người, dạy bé bài học chia sẻ bỏ ích.
Đồ chơi trẻ em cùng vui chơi thoải mái
1. Hãy lấy các bé khác làm gương
Thông thường người lớn sẽ thường hay làm tâm gương sáng mỗi ngày để bé noi theo. Tuy nhiên, rất nhiều bé bướng bỉnh và chỉ thích chơi một mình, không cho ai đụng vào đồ vật của bé khiến nhiều bố mẹ bực bội vào ép bé phải cho bạn mượn, cùng chơi. Việc làm này không hoàn toàn đúng bởi lẽ chúng không cảm thấy đúng và uất ức nên rất dễ phát sinh tâm lý đối kháng, không vâng lời.
Nhưng nếu bố mẹ biết cách để bé nhìn thấy những tâm gương các bạn nhỏ cùng chơi hòa đồng với nhau với những món đồ chơi dù đơn giản nhưng các bé khác vận chia sẻ vui chơi, nói cười. Điều này tác động mạnh tới tâm lý của bé và giúp bé tự nhận ra rằng, muốn được chơi với các bạn để cuộc chơi vui vẻ hơn thì nên chọn cách “chia sẻ đồ chơi”.
Đồ chơi trẻ em cho bé học cách chia sẻ
2. Đưa ra hai món đồ chơi giống nhau
Để giảm tình trạng các bé chơi cùng nhau ganh ty nhau thì tốt hơn hết nên chon đồ chơi tương odòng nhau để bé giảm tình trạng so sánh đồ chơi của ai tốt, đẹp và khiến các bé trở nên bất hòa. Do vậy, nên đưa cho bé món đồ chơi giống nhau và cho các bé tự lựa chọn, giải thích tính nang, tác dụng, đặc điểm của các món đồ để bé tự đánh giá và lựa chọn.
Bạn cũng có thể nói với con bạn hãy cất đi những món đồ chơi mà bé không muốn chia sẻ với ai trước khi bạn của bé đến và như vậy, bé sẽ không có vấn đề gì với việc chơi chung đồ chơi nữa.
3. Giải thích cho bé lý do tại sao nên chia sẻ đồ chơi
Với các bé đã bắt đầu hình thành thói quen “thần giữ của” thì chắc chắn rằng bé đã bắt đầu biết nhận thức và hiểu được sự yêu ghét món đồ chơi. Vì vậy, bố mẹ có thẻ giúp bé có một thói quen chia sẻ tốt chính là giải thích cho bé hiểu tác hại, và không chia sẻ đồ chơi với bạn là xấu. Hay đưa ra lời chia sẻ thiết thực cho con và chọn cho bé món đồ con không còn cảm thấy thích thú có thể tìm được niềm vui chơi khi chơi cùng bạn. Nếu không cho mươn đồ thì bạn sẽ không thấy vui và không muốn chơi cùng như vậy là không tốt.
Hay khuyên giải và không nên can thiệp quá sâu vào suy nghĩ của bé khiến bé không tự lựa chọn và suy nghĩ.
4. Khuyến kích bé tham gia các trò chơi tập thể
Chơi các trò chơi tập thể sẽ giúp bé tìm được nhiều niềm vui từ bạn bè và bắt đầu biết hòa đồng, học các chia sẻ và cơ mở với nhau hơn. Đồ chơi như cầu trượt, xích đu, nhà bóng, bể bơi cho bé hay đồ chơi hướng nghiệp, đóng vai … sẽ là nhưng món quà để các bé cùng với chơi nhau và thoải mái vận động, cùng chia sẻ kiến thức.
Bể bơi cho bé - đồ chơi cho bé vui chơi tập thể bổ ích
Với những loại đồ chơi này các bé sẽ thoải mái vui chơi và cùng nhau chia sẻ đồ chơi. Đồng thời, việc chia sẻ này giúp các bé thoải mái vận động và chơi nhiều loại đồ chơi mà bố mẹ thì tiết kiệm chi phi mua đồ chơi cho các bé.
5. Bố mẹ làm trong tại phân xử
Đôi khi vui chơi các bé có thể tranh cãi về việc cho hay không cho mượn đồ chơi. Hay quan sát và chỉ hỗ trợ giải quyết tình huống khi xung đột lớn và giải thích ai đúng, ai sai. Việc phân xử phải tỏ ra thông minh, hợp tình hợp lý để bé cảm thấy thuyết phục và hiểu được hành động nào là đúng hay là sai.
0 nhận xét