GIÚP TRẺ ĐỐI PHÓ TỐT HƠN VỚI STRESS

Một nghiên cứu được đăng tải gần đây trên tạp chí Healthday cho thấy cách dạy dỗ của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến khả năng thích nghi và đối phó...

Một nghiên cứu được đăng tải gần đây trên tạp chí Healthday cho thấy cách dạy dỗ của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến khả năng thích nghi và đối phó với stress của trẻ ngay từ khi bé 6 tháng tuổi. 

Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Child Development số ra tháng Chín cũng cho thấy cách cha mẹ nuôi nấng con cái và gene di truyền có ảnh hưởng nhất định đến cách trẻ đối phó với những trường hợp căng thẳng. Những hành động không phù hợp của cha mẹ cũng có thể khiến con trẻ trở nên thô vụng trong việc chống trả lại những tình huống khó khăn trong cuộc sống.

Xem thêm:  Stress ở tuổi mới lớn.


Các nhà khoa học đến từ ba trường đại học ở Bắc Carolina và Pennsylvania đã tiến hành đo nhịp tim của 142 trẻ trong suốt khoảng thời gian trẻ bị stress (nhưng tách trẻ ra khỏi mẹ chúng) để kiểm tra nhịp đập của dây thần kinh phế vị. Kết quả cho thấy nhịp của dây thần kinh này thường chậm, song khi trẻ gặp căng thẳng hay phiền não thì nhịp sẽ tăng nhanh và mạnh hơn.

Các nhà khoa học cũng xem xét cả DNA của những trẻ này để xác định loại gene thụ cảm dopamine của trẻ; một số mẫu của lọai gene này có liên quan đến những vấn đề tâm lý về sau của trẻ như tính hay gây gổ, bản chất bất lương và những hành vi nguy hiểm khác.

Những trẻ từ 3-6 tháng tuổi mang loại gene thụ cảm dopamine có liên quan đến những hành động tiêu cực thường không có nhịp đập bất thường ở dây thần kinh phế vị, khiến trẻ không thể kiểm soát được nhịp tim của mình trong quá trình chịu áp lực căng thẳng; trong khi những trẻ không mang loại gene trên lại có thể làm được điều đó. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng ở những lứa tuổi này, mặc dù các bà mẹ tỏ ra nhạy cảm với những cơn khó chịu của trẻ nhưng điều đó dường như không tác động nhiều đến những biến đổi nhịp tim của trẻ trong trường hợp này.

Nhưng khi trẻ được 12 tháng tuổi thì tình hình có thay đổi. Những trẻ gặp vấn đề về gene như trên nếu có mẹ là những người nhạy cảm thì thường có nhịp tim ổm định hơn khi gặp stress. Ngược lại, những trẻ có mẹ ít nhạy cảm hơn sẽ cho những kết quả về nhịp tim ít khả quan hơn. 

Những nghiên cứu này đã cho thấy, mặc dù những tác động từ gene có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sự biến đổi sinh lý trong cơ thể trẻ trước stress, nhưng những tác động từ môi trường (chẳng hạn sự nhạy cảm của tình mẫu tử) có thể tạo nên những đối trọng tâm lý đủ mạnh giúp thay đổi những ảnh hưởng tiêu cực do di truyền gây nên ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ.

“Những khám phá của chúng tôi đã chứng minh rằng sự phát triển của những hành vi ứng xử và phản ứng sinh lý của cơ thể không chỉ là kết quả đến từ tự nhiên hay sự chăm sóc, mà là sự kết hợp của cả hai yếu tố này”, tác giả Cathi Propper, trưởng nhóm nghiên cứu phát biểu. “Đồng thời chúng cho thấy tầm quan trọng của sự nuôi dưỡng từ cha mẹ không chỉ tác động đến sự phát triển hành vi ứng xử của trẻ, mà còn tạo nền tảng cho những kỹ năng tâm sinh lý hỗ trợ cho những hành vi ấy”, ông khẳng định thêm.

“Mặc dù những quá trình này sẽ còn tiếp tục biến đổi theo thời gian, nhưng tình cảm và sự dưỡng dục của cha mẹ vẫn có một tác động tích cực, trọng yếu ngay cả khi trẻ gặp những rắc rối di truyền học về xúc cảm”.

Ba , mẹ nên quan tâm Đồ chơi trẻ em là sản phẩm rất cần thiết cho bé yêu của bạn. Bé yêu có thể phát triển trí thông minh hay không một phần là do đồ chơi cho bé. Trong những ngày hè oi bức các sản phẩm bể bơi cho bé là một lựa chọn tuyệt vời dành cho bé yêu vui chơi an toàn.

Thùy Trang WTT (Babycenter) 

You Might Also Like

0 nhận xét

Flickr Images