BA MẸ CÓ ĐANG NUÔI CON " SAI SÁCH " ?
19:17:00
Ba , mẹ có biết Đồ chơi trẻ em là sản
phẩm rất cần thiết cho bé yêu của bạn. Bé yêu có thể phát triển trí thông minh
hay không một phần là do đồ chơicho bé. Trong những ngày hè oi bức các sản phẩm bể bơi chobé sẽ là một lựa chọn tuyệt vời dành cho bé yêu vui chơi an
toàn ngay tại nhà.
Nuôi dạy con tốt không hề đơn giản và đôi khi khiến các bậc phụ huynh mắc những sai lầm. Hãy xem một số cách nuôi con “sai sách” bố mẹ nên tránh giúp con lớn khôn.
Để con phát triển tốt và an toàn thì người làm cha làm mẹ cần có phương pháp và định hướng khoa học và tránh những sai lầm tưởng tốt mà thực sự lại không mang lại những lợi ích cho bé yêu.
Từ những việc đơn giản như cách tạo thói quen sinh hoạt, vui chơi của người lớn cũng có tác động tới tới quá trình hình thành nhân cách và phát triển từ thể lực tới trí tuệ của bé. Vì vậy, bố mẹ cố gắng tránh những cách nuôi con “sai sách” dưới đây nhé!
1. Dạy trẻ nhận mà không biết cho đi
Cho và nhận là điều luôn tồn lại trong cuộc sống, giúp chúng ta tương tác và tạo nên các mối quan hệ gắn chặt với nhau. Tuy nhiên, hiện nay nhiều phụ huynh vì yêu thương con mà đã chăm sóc bé quá kỹ lưỡng, cho quá quá nhiều điều không cần thiết mà không dạy bé cách cho đi. Lẽ dĩ nhiên cho con những yêu thương là điều cần thiết để trẻ phát triển tâm hồn một cách tốt nhất. Nhưng đừng để bé chỉ có thói quen “nhận” mà quên đi việc “cho đi”, biến trẻ thành những người ích kỷ.
Nhiều bố mẹ sẵn sàng mua thật nhiều đồ chơi cho bé hay chọn thất nhiều tiền bạc mà không dạy bé cách sử dụng và dạy bé cách biết chia sẽ. Dẫn đến tình trạng bé chỉ giữ cho riêng mình, không học cách chia sẻ, cảm thông với các bạn, tự mình thu hẹp các mối quan hệ bạn bé vì không muốn chia sẽ đồ chơi hay bất cứ món đồ này. Điều này thức sự không tốt cho bé, bởi bé sẽ đánh mất đi tính cộng đồng, ích kỷ hơn và khó hòa nhập cộng đồng, không hiểu được giá trị của hành vi “cho – nhận” là quy luật tự nhiện của cuộc sống.
Ngoài ra, khi cho trẻ quá nhiều, bé chỉ việc sử dụng thì sẽ không hiểu được công sức của món đồ, sử dụng lãng phí, bố mẹ vẫn phải vất vả cung phụng nhu cầu “không đáy” của trẻ mà trẻ hình thành những thói quen không tốt cho tương lại. Do đó hãy hạn chế việc “cho” và thỏa mãn nhu cầu vật chất cho con trẻ khi không thức sự cần thiết để bé hiểu được giá trị của của “cho – nhận”.
2. Luôn xem con là “đứa trẻ”
Trong mắt bố mẹ trẻ luôn là những đứa con bé bỏng và chưa biết suy nghĩ như độ tuổi sơ sinh, thiếu khả năng tự chăm sóc mà cần được bố mẹ chở che, chăm sóc, sắp đặt như kiểu nằm trên xe đẩy cho bé dạo chơi ở đâu là phụ thuộc vào bố mẹ. Chính vì suy nghĩ này mà bố mẹ đôi khi vô tình cướp đi cơ hội tự hoàn thiện mình của trẻ.
Bố mẹ nên hiểu, khi bé bắt đầu phát triển bộ não, tư duy và thể lực cũng lúc nên dành cho bé một khoảng trời riêng để con còn thể phát triển một cách tự nhiên, Khi bé khoảng 2 tuổi mẹ có thể dạy cho bé làm nhưng việc vặt, tự chăm sóc mình như tự ăn uống, tự vệ sinh, hình thành thói quen ngăn nắp và tham gia làm một số việc nhà cùng bố mẹ.
Đồng thời, bé đã có khả năng phân biệt đúng sai, biết suy nghĩ và có quan điểm sống riêng. Vì vậy, hãy để con có cơ hội bày tỏ ý nghĩa, quan điểm, tự suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Có như vậy, bé mới có thể tự lập trong hành động và suy nghĩ, mau chóng trưởng thành và có được những kỹ năng sống cần thiết.
3. Để con sống thiếu tính kỷ luật
Phát triển tự nhiên là điều cần thiết để bé hoàn thiện mình, nhưng điều này không có nghĩa là để bé sống “hoang dã” thiếu tính kỷ luật ngay từ nhỏ. Bởi cách sống thiếu kỷ luật sẽ khiến bé sống buông thả, không có các thói quen tốt và thiếu suy nghĩ trước khi hành động.
Vì vậy, để trẻ tự do phát triển nhưng cần phải có định hướng giúp bé sống có nề nếp, biết phân biết đúng – sai thông qua chính những sinh hoạt hàng ngày từ việc chơi đồ chơi cùng các bạn ứng xử như thế nào. Thời gian ăn ngủ, sinh hoạt, những quy tắc cần thiết trong gia đình, ở công động.
4. Trẻ luôn luôn đúng và bênh vực trẻ
Lắng nghe trẻ là điều cần thiết để bố mẹ hiểu con hơn nhưng không phải lắng nghe và lênh vực trẻ ở mọi trường hợp sẽ mang lại điều tốt cho bé. Yêu thương trẻ nhưng không có nghĩa bao bọc và con bạn luôn luôn đúng dù thực sự bé sai bạn vẫn bênh vực, làm ngơ trước hành vi sai trái của bé vì nó có thể “làm hại” tương lai của bé.
Trước hành vi của bé bố mẹ hãy là người đứng trung lập để đánh giá hành vì của bé là đúng hay sai, bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và có khen chê đúng với hành vi của bé để bé hiểu được đâu là lẽ phải. Nếu bé sai hãy trách phạt đúng phương pháp nhưng phải giải thích cho bé tại sai bé sai để con trẻ cảm thấy phục trước quyết định của người lớn. Nên nhớ, không bênh vực bé hoặc chỉ trích bé nặng nề khi bé làm sai mà hãy giúp bé hiểu được hành vi của mình.
5. Cha mẹ không “làm gương” cho bé
Trẻ nhỏ thường lấy người lớn ra làm chuẩn mực để noi theo. Bé tiếp thu tất cả những gì bé thấy mà chưa thể chọn lọc điều đúng sai và thông thường người thân của bé chính là tấm gương mà bé luôn lấy làm chuẩn mực. Do vậy, mọi hành vì của người lớn, cha mẹ đều tác động tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách của bé, nên bố mẹ hãy làm “người thầy, người cô” cư xử đúng chuẩn mực văn hóa để con học hỏi được những điều bổ ích trong chính gia đình của mình.
Hãy cố gắng giáo dục con một cách thông nhất để bé có định hướng tốt và phù hợp nhất với mình. Hạn chế và nói không với việc mỗi người dạy một đường khiến trẻ bị dối loạn tâm lý không tốt cho bé.
0 nhận xét